Lý Triều Bá Đạo Phò Mã
Chương 192: Chiến lược quân sự tầm vĩ mô, Ký ca mù màu

 

Hiện tại MOMO đang gặp 1 số lỗi, nếu sau 30p-1h nạp vẫn chưa có xu, các bạn vui lòng liên hệ fanpage, gởi ảnh chuyển tiền, copy mã giao dịch, copy username để kiểm tra và xử lí nhé!

Ngô Khảo Ký muốn động, Ngô Khảo Tích muốn lập công, nhưng cuối cùng họ được lệnh đình chỉ tại chỗ không được tiến lên dù chỉ là nửa bước. Thậm chí Ngô Khảo Ký cùng Ngô Khảo Tích còn được lệnh chính thức của Lý Thường Kiệt chuẩn bị rút binh. Đây là chuyện gì xảy ra thi Ngô Khảo Ký không hiểu nổi.

Ngày 26 tháng Giêng năm Thái Ninh Thứ sáu, Trịnh Cao đúng như lời hứa đã điều tra được thông tin sở tại Liễu Châu chỉ có 2 ngàn lão Binh, già yếu bệnh tật, số còn lại vài ngàn chỉ là nông dân chưa có đủ cả trang bị lẫn huấn luyện. Ngô Khảo Ký thề rằng chỉ cần cho hắn 3 ngày hắn có thể đánh hạ Liễu Châu. Nhưng quân lệnh khó cãi và không thể cãi. Ngô Khảo Ký chỉ có thể lủi thủi ra lệnh cho binh sĩ chuẩn bị nhấc trại rời đi.

Đến ngày 27 thì đại quân tiếp nhận Ải Côn Lôn đã trùng trùng điệp tiệp tiến tới. Thật bất ngờ đây chính là hơn ba vạn quân chủ lực của Lưu Kỷ. Ngô Khảo Ký không thể hiểu nổi tại sao tên này tốn đến gần 2 tháng vây Ung Châu đến khi thành quả sắp đạt được thì lại ung dung điều quân đội rời đi để lại công lao cho người khác.

Nhưng quân lệnh như sơn cho nên Ngô Khảo Ký không nói nhiều mà bàn giao lại phòng thủ Ải Côn Lôn cho Lưu Kỷ cùng bộ tướng.

“Lưu trấn thủ tốt, ở chỗ này là sổ sách bàn giao tôi đã chuẩn bị kĩ càng , mời trấn thủ xem qua”

Ngô Khảo Ký gặp mặt Lưu Kỷ không kiêu không nịnh làm một cái lễ xã giao. Nói chung hai người cũng không có va chạm gì nhiều cũng không có liên quan lợi ích cho nên không cần quá khách sáo.

“ Khụ khụ…. Ngô trấn thủ vất vả… bản… Vương còn muốn mời Ngô trấn thủ một bữa tiệc đâu, chuyện giao tế hãy cứ từ từ”

Lưu Kỷ giả tảng khó xử hoi họ nhẹ sau đó nói khách khí một câu nhưng đó lại là nhắc nhở Ngô Khảo Ký rằng hắn giờ đã không còn là trấn thủ.

Ngô Khảo Ký mộng, Lưu Kỷ xưng Vương lúc nào, ai phong vương cho hắn.

“ Vương… vương gia?” Ngô Khảo Ký hơi thất thố.

“ Bẩm đại nhân, là như vậy, Hoàng thượng đã ban cho chủ công nhà tôi Vương vị là Ngũ Lĩnh Vương trấn thủ đất Ngũ Lĩnh” Ở bên cạnh quân sư quạt mo mặt chuột của Lưu Kỷ lên tiếng. Tên này mặt mũi xuân quang vô hạn, tuy xưng Ngô Khảo Ký là đại nhân nhưng trong ý nói không hề có phần kiêng rè. Vì giờ này tên quân sư quạt mo này cũng đã lên chức, chức vụ không hề bé hơn Ngô Khảo Ký .

“ Hoàng thượng?” Ngô Khảo Ký lại thêm một lần nữa mộng, ai là Hoàng thượng.

“ Khởi bẩm đại nhân, Tại Long Thành, Hoàng thượng đã xưng Đế chỉ chờ ngày tế thiên, nhà tôi được phong tước Vương gia khác họ trấn thủ Ngũ Lĩnh tự lập Nha phủ Vương….”

Ngô Khảo Ký lại càng mộng, đánh trận chưa xong thì ở nhà xưng Đế làm gì, Lý Nhân Tông xưng đế một cách bất ngờ làm cho Ngô Khảo Ký rất khó kịp phản ứng. Nên nhớ về đối ngoại lúc này Đại Việt chỉ xưng vương và nói chuyện với Đại Tống theo kiểu dâng tấu, còn Đại Tống nói chuyện với Đại Việt theo kiểu ban chiếu thể hiện bề ngoài là Đại Việt vẫn Phiên thuộc Đại Tống . Tất nhiên đây chỉ là bề ngoài mà thôi. Thực tế trong nước thì Vua Đại Việt vẫn xưng Trẫm bình thường và các chiếu lệnh toàn là dùng Đế vị để tôn xưng. Nhưng đó chỉ là trong nội Đại Việt đối ngoại Đại Việt vẫn có chút nhún nhường Đại Tống để giữ hòa khí chung, giữ mặt mũi cho Đại Tống khiên chúng không vì quá mất mặt mà làm liều.

Nhưng lúc này nếu Đại Việt xưng đế tự cho mình ngang hàng với Đại Tống thì có nên không? Ngô Khảo Ký không biết vì hắn không đủ trình độ để phán xét cấp độ này của chính trị. Nhưng theo như Ngô Khảo Ký nghĩ nếu Đại Việt xưng Đế lúc này thì cuộc chiến Việt – Tống sẽ càng trở nên cực kỳ ác liệt. Đại Tống sẽ không bao giờ chấp nhận để một Đại Việt nho nhỏ trong mặt họ thoát ly phiên thuộc. Cho nên bước đi này của Đại Việt có đúng đắn không. Ngô Khảo Ký chịu không có lời giải.

“ Vậy thì chúc mừng vương gia rồi, hạ quan không biết nên thất lễ” Ngô Khảo Ký làm một cái lễ đúng tiêu chuẩn. Nói chung cũng chẳng chết gì một cái lễ cúi người. Thời này không có lễ quỳ cho nên Ngô Khảo Ký cảm giác khá thoải mái. — QUẢNG CÁO —

“ Ngô trấn thủ nói đi đâu rồi. Bản Vương nào dám trách cứ ngài. Nói thật bản vương cực kỳ thưởng thức người tuổi trẻ tài cao như Ngô trấn thủ đây… Đi… bản vương đã bày tiệc rượu, trấn thủ không được từ chối” Lưu Kỷ ra vẻ hào sảng mà kéo tay Ngô Khảo Ký tới doanh trại của hắn.

Ngô Khảo Ký cũng không tiện từ chối, không biết Lưu Kỷ thật lòng hay giả ý nhưng một bữa tiệc rượu cũng không có gì là chậm chễ thời gian. Đôi lúc thêm một chút giao hảo thì lợi ích sẽ thêm nhiều.

Trong bữa tiệc rượu thô cuồng của nhóm binh tướng, qua một vài vòng xã giao cuối cùng câu chuyện lại quay trở về với những kế hoạch quân sự.

“ Vương gia, tình hình ở Ung Châu ra sao?”



Ngô Khảo Ký không hiểu Ung Châu tình hình đã diễn biến đến mức độ nào tại sao Lưu Kỷ lại chịu bỏ qua cho nó.

“ Cũng không có gì nhiều, Ung Châu bị công phá chỉ là sớm muộn, cái chính là Quế Lâm mới là mục tiêu quan trọng….”

Thông qua lời của Lưu Kỷ thì Ngô Khảo Ký mới có cái nhìn toàn cục hơn về trận chiến thực sự của Tống – Việt.

Trong lịch sử thì Đại Việt cánh quân phía Đông chưa hề đánh qua được Bạch Châu và bị Quảng Châu kiềm chế quá dữ đội cho nên quân triều đình Đại Việt phải phân bố quá nhiều quân ở Khâm Liêm Bạch tam châu để bảo đảm đường lui.

Cũng trong lịch sử vì tấn công Liêm Châu bằng đường bộ chớp nhoáng cho nên thủy quân Bạch Hải chạy trốn cả lên Quảng Châu, hợp quân với Quảng Châu thủy binh, lại thêm quân thủy binh Chiết Giang tiếp ứng cho nên tạo thành thế uy hiếp trên biển do đó dù mang 4 vạn người nhưng phần lớn quân triều đình Đại Việt bị mắc lại phía Đông phòng ngừa quân Tống cắt đường lui.

Trong khi đó cánh quân phía Tây của Lưu Kỷ không quen đánh thành trì không giỏi khí giới công thành nên đánh mãi không được. Do đó cả chiến dịch gần như bị xa lầy ở Ung Châu.

Trên thực tế trong lịch sử không phải Đại Việt không muốn làm như Nùng Trí Cao đã từng làm nhưng họ lực bất tòng tâm, thêm vào đó là chính sách bào mòn thực lực của các tù trưởng khê động cho nên Chiến dịch đánh Tống có vẻ nửa này nửa kia mà không triệt để.

Nếu để đánh giá chiến dịch trong lịch sử thì có thể tóm tắt lại như sau. Chiến dịch Bắc Phạt năm Giáp Tí có thể là thành công về mặt danh dự cùng tiếng vang khi một đạo quân chính quy của Đại Việt đánh vào đất thuộc Tống. Đây có vẻ là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất Đại Việt làm được. Cho nên về mặt tinh thần nó thật đáng khích lệ. Nhưng về mặt lợi ích thực tế thì chiến dịch này không quá thành công, vì việc công phá các thành trì vùng biên không mang lại lợi thế quá nhiều về mặt quân sự. Những tài vật thu về được không bù lại số tiền tài khổng lồ đã bỏ ra để viễn chinh.

Thứ hai số lượng quân chính quy của người Tống bị đánh tàn trong chiến dịch là không nhiều. Ngoại trừ vài ngàn binh lẻ tẻ người Hán trú đóng tại Khâm Liêm Ung tam châu thì số quân lính Đại Việt giết toàn là người Mân. Tất nhiên trận chiến của Lý Thường Kiệt đánh tan quân Trương Thủ Tiết ở chân Ải Côn Lôn đó chính là một vạn quân người toàn Hán, nhưng đám này chết cũng không nhiều, chỉ tầm 2000 người chết, số còn lại đã chạy vào quan Ải trốn thoát.

Cho nên nếu nói về mặt quân sự thì mục điêu đánh cho suy yếu quân đội chính quy của người Tống thì chiến dịch Bắc phạt của Lý Thường Kiệt chỉ đạt được một nửa. Bằng chứng là ngay sau đó Đại Tống đã tập hợp được một số quân khổng lồ và đánh bại Đại Việt dọc tuyến biên giới và chỉ chịu dừng quân bên dòng Như Nguyệt. Có thể nói cuộc chiến Bắc Phạt trước đó không hề làm suy yếu chút nào sức mạnh quân sự thực tế của Tống.

Nhưng hiện tại tình hình khác xa nhiều lắm rồi.

Đẩu tiên có thể nói đến đó là lực lượng hải quân của Bố Chính quá hùng hổ mà đè đánh mấy châu ven biển của Đại Tống do đó quân Đại Việt chẳng có chút nào khiêng nể gì về mặt đường lui. Họ chẳng phải phân chiến thuyền mà phòng thủ. Thêm vào đó Đại Việt còn thu được một số lượng lớn thuyền bè từ cảng Bạch Hải. Do đó họ tung tăng vận chuyển tài vật, tù binh về Đại Việt . — QUẢNG CÁO —

Thêm vào đó quân của Thân Cảnh Phúc có sự giúp đỡ của Trịnh Cao đã làm quá tốt ở phía Đông, hoàn toàn bảo vệ chắc chắn cánh sườn của quân Đại Việt cho nên lại khiến cho Lý Thường Kiệt càng ung dung.

Đỉnh điểm của sự việc lần này đó là Ngô Khảo Ký đã đánh hạ hùng Ải Côn Lôn việc mà trong lịch sử chưa xảy ra.

Ngô Khảo Ký không biết việc hắn đánh hạ Ải Côn Lôn đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc thế nào đến tổng quát cuộc chiến.

Kể cả Thân Cảnh Phúc đánh hạ Phiên Ngung thì cũng không quan trọng bằng Ngô Khảo Ký đánh hạ Ải Côn Lôn.

Vì Ải Côn Lôn chính là bức tường mở ra cả vùng tây Nam cửa ngõ của nước Tống, từ Ải Côn Lôn có thể dòm ngó Liễu Châu, Quế Lâm và cả Ngô Châu. Phải nói Ngô Khảo Ký may mắn vì hắn chỉ chậm một vài ngày thôi khi Trương Thủ Tiết mang quân cứu viện đến thì việc chiếm Ải Côn Lôn là vô vọng.

Một khi Ải Côn Lôn bị chiếm thì Ung Châu trở nên thừa thãi. Thậm chí quân Đại Việt chẳng cần vộ vã công phá Ung Châu. Vì trăm vạn hùn binh của Đại Tống có đến cũng bị Côn Lôn Ải chặn lại mà vô vọng cứu vớt Ung Châu. Đây cũng chính là lý do Lưu Di ép Trương Thủ tiết đánh Ngô Châu thay vì công Côn Lôn.

Nếu chỉ là đánh phá rồi rút về dĩ nhiên đánh Ung Châu là đủ, nhưng đánh để chiếm đất mở mang bờ cõi thì Ung Châu lại chẳng quan trọng gì. Thậm chí chỉ cần để lại một vạn quân vây lấy Ung Châu để họ hết lương mà hàng cũng đủ rồi.

Ngô Khảo Ký lại được Lưu Kỷ dạy cho một bài học về quân sự tổng quát. Ngô Khảo Ký vì trong lịch sử luôn luôn nghe về Ung Châu nên nghĩ nó quá quan trọng này nọ. Thực tế Ung Châu chỉ là một thành cấp 3 ở biên giới có chức năng chung chuyển nếu Đại Tống đánh Đại Việt mà thôi. Chứ nó làm gì có vị trí quân sự quan trọng gì. Nơi này thực tế có 3 thành trì quan trọng nhất. Thứ nhất là Quế Lâm, thứ nhì Hạ Châu, thứ 3 Phiên Ngung. Ba thành trì này áng ngữ ba con đường thông qua dãy Ngũ Lĩnh bắc ngang từ Tây qua Đông.

Hay nói cách khác Đại Tống muốn đưa quân xuôi Nam từ phương Bắc chỉ có 3 con đường. Con đường thứ nhất từ Trường Sa gửi quân về Quế Lâm , thông qua Ải Công Lôn đến Ung Châu.



Con đường thứ hai từ Sâm Châu đi đường nhỏ tới Hạ Châu rồi từ Hạ Châu tới Ngô Châu thông qua Bạch Châu tới Khâm Liêm.

Con đường thứ ba và là con đường khó khăn một chút từ Nam Xương tới Thiều Quan xuôi Nam tới Ải Tản Phong thông vào Phiên Ngung rồi từ đó thông Ngô Châu tới Khâm -Liêm.

Trong lịch sử Nùng Chí Cao đã đánh chiếm chín châu trong đó có Quế Lâm- Hạ Châu. Nhưng tại sao ông ta biêt Phiên Ngung thành cao hào sâu nhiều lớp mà vẫn cố tình hao binh tổn tướng tấn công bằng được? Đơn giản vì nếu không bị lại Phiên Ngung thì bất kì lúc nào quân Tống cũng có thể theo đường này vượt qua Ngũ Lĩnh dẹp trừ Nùng Chí Cao. Có thể nói Nùng Chí Cao đã thực hiệ được 2/3 kế hoạch, chỉ cần cố một chút đánh hạ được Phiên Ngung thì hắn trở thành Vua Mân nước Tống cũng chịu hẳn.

Tất nhiên đến Nùng Chí Cao còn nhìn ra chuyện này thì tại sao Lý Thường Kiệt không nhìn ra chuyện này, và dĩ nhiên Lưu Kỷ cũng nhìn ra được.

Từ khi Ngô Khảo Ký đánh được Ải Côn Lôn thì Ung Châu trở nên là một miếng gân gà, ăn cũng được mà không ăn thì lại tiếc. Quan trọng người thủ thành là Tô Giám danh tướng, không phải đơn giản, đánh Ung Châu tổn thất sẽ ghê gớm.

Trong khi đó Ngô Khảo Ký có tin tình báo của Liễu châu Quế Lâm từ Vương Thị thì Lưu Kỷ cũng có, Lý Thường Kiệt bằng đường dây của ông ta cũng có. Lưu Kỷ muốn xưng Vương ở đất này bắt buộc phải đánh được Quế Lâm và Hạ Châu. Thêm điều kiện nữa Thân Cảnh Phúc phải đánh được Phiên Ngung cùng Ải Tản Phong.

Cho nên Lưu Kỷ thỉnh cầu Lý Thường Kiệt cho hắn chiếm Ải Côn Lôn nơi mà Ngô Khảo Ký đang chiếm giữ. Lưu Kỷ muốn tiến đánh Liễu Châu Quế Lâm sớm khi mà triều đình Tống vẫn chưa kịp phòng bị. — QUẢNG CÁO —

Lý Thường Kiệt cũng muốn Lưu Kỷ biến đi cho khuất mắt, Lưu Kỷ càng đánh mạnh với quân Tống thì Đại Việt càng vui vẻ. Hai bên ăn ý đến vậy dĩ nhiên Lý Thường Kiệt nhanh tay điều Ngô Khảo Ký và Ngô Khảo Tích về. Tuy rằng chuyện này sẽ khiến công lao của cả hai người cháu bị mất đi nhưng về cái chung thì chuyện này nên như vậy.

Đống thời Lý Thường Kiệt còn lôi ra một bản chiếu đã chuẩn bị sẵn.

Đây là bản chiếu đã chuẩn bị trước khi xuất chinh và được các đại lão ở Long Thành bàn bạc kỹ, nếu tình hình cần thiết và cho phép thì nên công bố, còn nếu không thì ém đi không được công bố.

Nội dung bản chiếu như sau:

“Xưa đất Nam vốn dĩ Kinh Hùng các Đế cát cứ. Trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, độc lập tự chủ ngoại bang phải kính nhường. Thế nhưng hai nhà Đinh Lê lại e giặc Bắc thế lớn mà chịu xưng phiên thuộc. Điều này là coi thường mệnh trời làm theo ý riêng. Nay Trẫm thừa ý chí của tổ Tông cao miếu mà chiếu cáo thiên hạ Đại Việt lấy Đế mà xưng ngang hàng Tống quốc không phân chia trên dưới.

Ngũ Lĩnh- Thương Ngô đất này vốn là Kinh- Hùng cha ông để lại, phận làm con cháu khuất nhục mà mất đi khiến Trẫm đau đớn khôn nguôi. Nay nước Bắc vốn vận suy tàn, lại thêm bè lũ xu nịnh bất tài nhưng ba hoa phét lác. Đại Việt xưa đâu bằng nay thế nước hùng mạnh, quân thần đoàn kết một lòng chung sức. Trẫm xét thấy đây là thời cơ thu lại đất Ngũ Linh- Thương Ngô.

Nay ban cho Lưu Kỷ làm Ngũ Lĩnh Vương trấn thủ đất này, Thân Cảnh Phúc Thương Ngô Vương, Vi Thủ An phong vì Khâm Tước Công. Hoàng Kim Mãn phong vì Ung Tước Công. Bọn chúng khanh thừa ơn Đế Hoàng mà ra sức dìn giữ đất đai tự chung bề tôi”

Hay rồi có danh chính ngôn thuận thì cả đám Lưu Kỷ , Thân Cảnh Phúc , Vi Thủ An , Hoàng Kim Mãn như ăn tiết gà mà sôi động cả lên.

Lưu Kỷ không nói hai lời đẫn 3 vạn quân trùng điệp tiến về Ải Côn Lôn . Hắn để lại phó tướng cùng 4 vạn quân vẫn vây thành Ung Châu. Nói chung tên này muốn ăn là ăn cả. Hoàng Kim Mãn thực sự rất ức chế về chuyện này vì hắn rõ ràng được phong Ung Tước Công trấn giữ Ung Châu.

Chuyện này để sau hãy nói, Lưu Kỷ sở dĩ vội vã đi Ải Côn Lôn còng có một lý do khác. Chiếm được Ải Côn Lôn là hắn có thể mở rộng cách cửa giao dịch cùng Vương thị kể từ đó mối lo lương thực không còn. Đánh được Liễu Hạ Quế tam châu thì tài lực của Lưu Kỷ không cần phải lo lắng thêm nữa. Chặn đứng hai don đường quân Tống vượt qua giãy Ngũ Lĩnh thì Lưu Kỷ có thể từ từ chỉnh đốn lại binh mã. Còn về phía đông Phiên Ngung có Thân Cảnh Phúc lo liệu nên cho dù quân Tống có từ phương này tấn công thì Lưu Kỷ hắn cũng không quá lo lắng. Ít ra còn có Thân Cảnh Phúc che trở một hai.

Đến đây Ngô Khảo Ký mới hiểu được chiến dịch quân sự thực tế kinh khủng bao nhiêu, so sánh thì trận chiến ở Bố Chính chỉ là tiểu đả tiểu nháo. Đến Bố Chính Ngô Khảo Ký còn phạm những sau lầm không thể bỏ qua chứ đừng nói là những chiến dịch cỡ lớn như Bắc phạt lần này.

Có thể nói Ngô Khảo Ký hoàn toàn mù màu trong lần Bắc Phạt chiến dịch, hắn hoàn toàn là một viên tướng hạng xoàng chỉ đâu đánh đó mà thôi. Rất may là chỉ đâu hắn đánh đó đều toàn thắng. Nói chung cũng có một phấn an ủi.

Ngô Khảo Ký càng sâu sắc cảm giác được, không thể và không bao giờ được khinh miệt trí ruệ người xưa.

 

Hiện tại MOMO đang gặp 1 số lỗi, nếu sau 30p-1h nạp vẫn chưa có xu, các bạn vui lòng liên hệ fanpage, gởi ảnh chuyển tiền, copy mã giao dịch, copy username để kiểm tra và xử lí nhé!

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương