Lý Triều Bá Đạo Phò Mã
Chương 624: Gân gà

 

Hiện tại MOMO đang gặp 1 số lỗi, nếu sau 30p-1h nạp vẫn chưa có xu, các bạn vui lòng liên hệ fanpage, gởi ảnh chuyển tiền, copy mã giao dịch, copy username để kiểm tra và xử lí nhé!

Đại Việt chơi cái nỏ gì mà ngâm nước vẫn bắn được, lại không hề nghe thấy tiếng dây cung bật mạnh?

Thật ra la đơn giản lắm.

Giây nỏ được làm từ dây thép nhỏ quấn như thép dây phanh thời hiện đại.

Để làm được vậy phải có công nghệ cán nguội tốt của Đại Việt.

Thép dây phanh được kết hiệp cùng vỏ bọc ngoài là dây bện từ gân bò ngựa. Vì có Bắc Nguyên cho nên Đại Việt không thiếu thứ này.

Có dây là thép cánh nỏ là thép thì dưới nước cũng không sợ dây nỏ bị nở bị dão . Do đó tác chiến mọi địa hình thời tiết không lo.

Cánh nỏ bọc da ngựa nít chặt, khi bật sẽ giảm tiếng ồn. Hệ thống trợ lực có vòng trục bi giúp con lăn dòng dọc chuyển động êm.

Kể từ đó giảm đi tối thiểu tiếng ồn nhưng lại có thể tác chiến gần như ở mọi loại môi trường.

Ngoài ra báng nỏ ngắn lắm chế tạo như báng tay cầm súng vì cò nỏ là hệ thống ba thanh trượt siêu phức tạp khác với cò của Genoa. Nó cho phép giảm độ dài của thanh cò nhưng vẫn có thể phát xạ ở những lực co kéo từ 250 lbs đổ xuống.

Nói trắng ra loại nỏ tinh mỹ này không thể trang bị rộng, quá đắt đỏ. Thép thì nhập khẩu quăng từ Nhật Bản, công nghệ thì phức tạp mỗi chiếc nỏ như vậy tính công tính nguyên liệu nếu bán thành phẩm phải 40-50 lượng bạc, căn bản là không thể quy mô trang bị được cho toàn quân.

9 giờ sáng , các nhóm các đội đã theo từng đơn vị tụ tập lại. Bọn họ theo đường cũ quay về rừng rậm. Phía bên ngoài sẽ có Cẩm Y vệ bố trí các mục tiêu giả đánh lạc hướng.

Biệt Kích nhóm số 3 phục kích đường lui bên rừng để nhóm 1 và 2 đi qua an toàn thì mới rút.

Nhóm ba là nhóm trang bị nặng, vũ khí trường, sẵn sàng giáp lá cà chiến đấu.

Nhưng nhóm này lại là chuyên gia đặt bẫy…. mỗi một nhóm đều có thế mạnh riêng của mình.

Tất nhiên cứu người xong nhưng rời đi không dễ như vậy.

Bởi vì thời này không có máy bay trực thăng vận tải, không có tàu xa để chạy cho nên dù hoàn thành mục tiêu nhưng trước mắt họ còn vô vàn gian nguy cần vượt qua trong một trận trốn chạy này.

Người được cứu xác định là Thánh Vương cha Ngô Thường Hiến nhưng ông ta thực đã bị điên, không phối hợp cho nên Biệt Kích vẫn phải khống chế ông ta mang đi.

Kiều Thạc rất nhanh đến La Xang Trại , nơi này là bản doanh hậu phương chuyên sản xuất quân sự đồ đạc cho quân của Thạc, gặp tai ương như vậy một Kiêu Hùng như Thạc vừa sợ vừa giận . Hắn điên cuống toả quân đi truy lùng dấu vết của kẻ thủ ác.

Lần này Kiều Thạc có mang đến chó săn thực sự, đám này đã đánh hơi trong đám loạn mùi tìm được dấu vết của hai nhánh Biệt Kích mà đuổi theo.

Cẩm Y Vệ dùng quần áo của Biệt Kích thành công tạo thành ba mũi chạy trốn khác khiến Kiều Thạc quân phải chia làm bốn đường tìm kiếm.

Một trận đụng độ không thể tránh khỏi ở Núi Sò cách 16km về phía Đông Đông Nam La Xang Trại diễn ra.

Hai trăm biệt kích đội ba với bẫy rập cùng nỏ mạnh đã đánh bật 500 quân truy kích của Kiều Thạc giết chết gần trăm người. — QUẢNG CÁO —

Đến lúc này Kiều Thạc nhận ra được thực sự Ngô Thường Hiến đã được đưa đi đường rừng. Một mặt hắn cho 2000 quân Thái có thể đánh rừng bám theo đuôi quân Đại Việt mặt khác hắn dẫn 5000 Kiều gia binh đi vòng đến Văn Sơn muốn chặn đầu bắt lại Ngô Thường Hiến.



Phải nói thằng này rất tinh ranh không phải dạng vừa.

Quân Thái tập hợp đuổi theo Biệt Kích thì dính phải bẫy rập khổ không thể tả, chết, bị thương rất nhiều nhưng đám này thiện chiến rừng cho nên như đỉa đói bám theo.

Nhưng quân Thái cũng phải sợ hãi chùn bước vì họ gặp phải một loại bẫy đáng sợ.

Không phải bẫy chông bẫy hố bình thường nữa. Lúc này họ gặp cả bẫy lôi đạn. Đạp phải loại bẫy này chắc chắn không chết cũng tàn phế.

Không sai. Đây là mìn của xưởng công binh Đại Việt theo lệnh Ngô Khảo Ký chế tạo.

Kết cấu đơn giản đó là thuốc nổ đá lửa, thêm vào thuốc nổ mồi. Đạp vào mìn thanh chốt nén xuống đánh đá lửa sáng lên cháy thuốc mồi và gây nổ ngay lập tức. Bên trong là 3kg thuốc nổ cùng bi sắt được xếp trong phễu nổ khiến bi sắt như hình nón bắn ra ngoài, sức sát thương vô cùng lớn.

Quân Thái mất dấu , chó săn của họ bị thịt tươi có nhét thuốc độc hạ sát. Nhưng kinh hoàng hơn đó là những con chó săn không ăn thức ăn có độc cũng bị một loài dã thú có chủ đích tấn công xé xác.

Lê Thạo xoa xoa đầu một trong những Thần Khuyển của Biệt Khích tiếp theo là lau chùi băng bó vết thương cho nó.

Đây là thần khuyển Đại Việt nhóm, hung mãnh , tinh ranh được huấn luyện bài bản, không ăn thức ăn người lạ cho, không ăn thức ăn bên ngoài. Là tinh nhuệ khuyển đó.

Đám này chó đuôi hắn gọi là “Mông Cụt” ở Đại Việt là giống chó của người H’mông trên núi vẫn giữ được thuần chủng. Cao to cơ bắp , chân lớn sức khỏe phi phàm. Răng tám cạnh chuyên chiến đấu chuyên nghiệp. Đám này được nuôi chế độ đáng mơ ước, toàn là những con chọn lựa to khỏe từ 30kg trở lên làm giống… đây là chó săn chiến đấu. Cho nên việc chúng xé xác chó săn cỏ của Thái Lọ là bình thường.

Hai ngàn quân Thái ăn đủ đau khổ chết cả trăm người sau đó mất dấu mà rút đi. Họ cũng không mặn mà lắm với lệnh của Thạc.

Kiều Thạc đến rồi Văn Sơn của người Di thì đưa quân đi Mã Quan muốn chặn đường cướp Ngô Thường Hiến thế nhưng lại phát hiện ở đây dựng lê một tòa hùng quan mang cờ Đại Việt thì sợ té đái chạy về báo cáo người Di.

Không mấy chốc mà tin Mã Quan bị công chiếm về tới Đông Điền, lúc này Triều Đình Đại Lý mới cuống lên điều binh khiển tướng về Văn Sơn muốn chiếm lại Mã Quan, đây là cửa ngõ vào Đại Lý họ không thể để mất.

Tướng Quốc Cao Trí Thăng ngay lập tức để con trai mình là Cao Thăng Thái dẫn theo một vạn rưỡi quân Bạch từ Tây Điền ( Đại Lý) đến Đông Điền ( Côn Minh) tụ tập kêu gọi 37 trại Di tụ binh muốn đánh Mã Quan.

Vì vậy mới có tình huống lúc bây giờ Ngô Khảo Tích đang chuẩn bị chặn đánh quân Đại Lý.

Còn việc ông bố Ngô Thường Hiến chưa về vì lão này sau thời gian bị đối sử tàn tệ đã lâm bệnh nặng. Cả người toàn là nhiễm trùng vết thương lại giun sán khí sinh trùng do ăn bẩn vì điên. Chính vì vậy Biệt Kích không thể sớm đưa ông ta đi đường vì sợ có thể mất tính mệnh. Không có cách nào khác đội Biệt Kích cùng bác sĩ đi theo đã phải tụ tập ở một thung lũng trên đường đi, đánh tan một trại nhỏ ngời Miêu, chiếm nơi này tạm thời ở và chăm sóc cho nhân vật đặc biệt Ngô Thường Hiến này.

Ngô Khảo Ký buông xuống báo cáo từ Tây Bắc truyền về.

Từ lâu Cẩm Y Vệ đã điên cuồng chui vào Đại Lý. Hệ thống phòng ngự mật thám ở Đại Lý rất yếu vì tính chất thành phần dân cư phức tạp của họ. Cẩm Y Vệ chỉ cần thu phục được vài Ưng Vệ bản địa là có thể điên cuồng mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Trước kia không đủ tin tức về Đại Lý vì đường xá quá phức tạp, dù cho Cẩm Y Vệ có thu được tin tức về cũng khó, nhất là Vị Long Châu Phong- Lâm Tây làm phản càng khiến liên lạc về Thăng Long phải đi đường vòng qua Đô Thành rồi nhờ hệ Cẩm Y Vệ ở Tống đưa tin về Đại Việt.

Nhưng lúc này tình hình khác rồi khi Ngô Khảo Tích đả thông Lâm Tây đến Mã Quan thì tin tức từ Đại Lý điên cuồng truyền về Thăng Long như tuyết rơi không nghỉ vậy.

Tin tức về khiến Ngô Khảo Ký đang hoài nghi nhận định 10 năm tấn công Đại Lý của mình.

— QUẢNG CÁO —

Vấn đề đó là nằm ở quan hệ họ Cao và Họ Đoàn ở Đại Lý.



Kể cũng vui, Ký kiếp trước cũng thích Kim Dung truyện trong đó lão siêu bốc này nói về Đoàn Chính Thuần Đại Lý – Nhất Dương Chỉ làm Ký hâm mộ tò mò tìm hiểu. Mẹ nó là nhất chỉ móc cua thì có… mà móc cua thì….

Nhưng chính vì tìm hiểu nên Ký biết tầm năm 1095-1096 Đại Lý có biến . Do đó hắn muốn lúc ấy Đại Việt vừa đủ người lại gặp Đại Lý biến loạn mà vào.

Nhưng lúc này tình hình có biến, Ký rất lăn tăn nên hay không nên tiến đánh Đại Lý lúc này.

Đánh mà không có dân giữ thì chỉ thành gánh nặng cho Đại Việt, giờ có Bắc Việt – Quảng Đông còn phải chờ người Việt đến, thêm Đại Lý thì quá sức rồi, Đại Việt các chị em đẻ không kịp.

Nhưng bỏ qua cơ hội thì.. Ký không can tâm… phải.. đọc tình báo và phân tích theo hiểu biết của người hiện đại thì đây là mộ cơ hội.

Vùng Nhĩ Hải, Thương Sơn của Vân Nam xưa là nơi định cư của tiên dân các tộc người Di, Bạch (Bạch man, Ô man). Đến đầu đời Đường thì khu Đại Lý đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Vân Nam (đất Điền). Năm 738, Mông Bì La Các là thủ lĩnh của Mông Xá Chiếu (“chiếu” là bộ tộc, tiểu vương quốc) được nhà Đường giúp đỡ đã thâu tóm 5 chiếu còn lại, hình thành nhà nước Nam Chiếu. Trong quá trình phát triển của mình, Nam Chiếu không ngừng mở rộng lãnh thổ và họ Đoàn dần trở thành danh môn vọng tộc, cùng các họ Cao, Dương, Triệu, Lý, Đổng.

Tổ tiên của họ Đoàn ở Đại Lý là người tộc Khương dõi của Cộng Thúc Đoàn .

khi triều Đường và Nam Chiếu xảy ra xung đột do phu nhân của Các La Phụng bị quan người Hán là Trương Bân Đà làm nhục, Đoàn Kiệm Ngụy là đại tướng quân 2 lần đánh bại quân Đường. Lần thứ nhất phục binh ở Thương Sơn giết chết hơn 3 vạn, bắt sống 1 vạn quân Đường của tướng Tiên Vu Trọng Thông. Lần thứ hai tại Sa Bình, Đoàn Kiệm Ngụy và hoàng tử Phụng Già Dị đánh bại 10 vạn quân Đường, bức tướng Lý Mật phải nhảy xuống sông tự tử.

Qua thống kê, trong gần 300 năm lịch sử nước Nam Chiếu, họ Đoàn ở Đại Lý đã có 5 người làm tể tướng, 7 người làm đại tướng quân.

Đến đời Đoàn Tư Bình thì Nam Chiếu đã suy yếu do loạn quyền thần. Năm 902, sau khi Thuấn Hóa Trinh qua đời, Tể tướng Trịnh Mãi Tự phát động chính biến và thừa cơ giết hại hơn 800 người trong vương tộc họ Mông, tự lập làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Trường Hòa. Nam Chiếu chính thức diệt vong.

Họ Trịnh giữ ngôi được 3 đời, đến năm 929 thì Tiết độ sứ Dương Can Trinh nổi dậy, lập Tể tướng Triệu Thiện Chính lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Thiên Hưng. Được 1 năm thì Dương Can Trinh lại phế họ Triệu, tự mình lên ngôi, đổi quốc hiệu là Đại Nghĩa Ninh. Năm 930, Dương Can Trinh bị em trai là Dương Chiêu soán ngôi. Trong giai đoạn biến động này, Đoàn Tư Bình đang giữ chức Thông Hải Tiết độ sứ, vì tài nghệ xuất chúng nên bị Dương Can Trinh đố kỵ, nhiều lần tìm cách hãm hại. Được sự hỗ trợ của 2 đại tộc Đổng và Cao, Đoàn Tư Bình liên kết mượn quân của 37 bộ tộc Di Lão ở Điền Đông với lời thề chỉ thu thuế một nửa và giảm lao dịch trong 3 năm.

Đầu năm 937, Đoàn Tư Bình thống lĩnh quân binh tấn công thảo phạt họ Dương, giết Dương Chiêu. Dương Can Trinh trốn về Kê Túc Sơn đi tu với pháp danh “Đại Hối”, Đoàn Tư Bình xá tội cho. Năm 938, Đoàn Tư Bình chính thức lên ngôi, đổi tên nước là Đại Lý (“lý” là sửa, trị), tức Thần Thánh Văn Vũ hoàng đế.

Đây là Đại Lý đầy biến động ra mà sinh ra

Mới cách đây năm năm vào hồi 1080, Dương Nghĩa Trinh, một hậu duệ của danh gia vọng tộc cổ Nam Chiếu hoàng tộc Đại Nghĩa Ninh, giết chết hoàng đế Đại Lý Đoàn Liêm Nghĩa, cướp lại ngôi vị. Thiện Xiển hầu bấy giờ là Cao Trí Thăng cùng con trai là Cao Thăng Thái đã mua chuộc được Di Lão 37 bộ lạc ở Điền Đông xuất binh tiêu diệt Dương Nghĩa Trinh, tôn lập Đoàn Thọ Huy lên ngôi. Với lời hứa giảm một nửa thuế cùng miễn binh dịch cho người Di Lão.

Một năm sau tức là năm 1081, cha con Cao Trí Thăng và Cao Thăng Thái bức ép Thượng Minh đế Đoàn Thọ Huy thoái vị xuất gia, tôn lập Đoàn Chính Minh kế thừa ngôi vị. Chỉ vì Đoàn Thọ Huy quá ương bướng không nghe họ Cao điều khiển.

Cao Trí Thăng cha làm Tướng quốc, Cao Thăng Thái kế thừa tước vị Thiện Xiển hầu của cha.

Bây giờ đã là năm 1085 chuẩn bị bước qua 1086. Ngô Khảo Ký biết trước lịch sử tầm chục năm sau Đại Lý sẽ có biến cố

Cao Thăng Thái lại ép Đoàn Chíh Minh thoái vị xuất gia, nhường ngôi lại cho mình. Cao Thăng Thái lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thượng Trị, cải quốc hiệu là Đại Trung.

Sau đó, Cao Thăng Thái lâm bệnh nặng. Nhân cơ hội này,37 đại Trại Di Lão ở Điền Đông nổ loạn. Cao Thăng Thái trước khi chết đã dặn con là Cao Thái Minh hoàn trả ngôi vị lại cho họ Đoàn. Tuân theo sách lược này, Cao Thái Minh tôn lập em của Đoàn Chính Minh là Đoàn Chính Thuần lên ngôi vua Đại Lý, nhờ đó liên kết lại thế lực dẹp loạn 37 bộ tộc, được giữ lại ngôi vị Tướng quốc. Do việc hoàn vị này, khi Đoàn Chính Thuần lên ngôi, đã tôn gọi Cao Thăng Thái là Cao Quốc chủ, truy thụy hiệu là Phú Hữu Thánh Đức Biểu Chính Hoàng đế.

Nhưng lúc này lịch sử nó đã hơi khác. Thám báo chuyển về Đại Lý tình hình không hề an bình. Di lão nhận được đồ hoả pháo, vũ khí của Kiều Thạc nên dã tâm bừng bừng.

Cao Thăng Thái mang quân Bạch đến kêu gọi rát cổ cũng chỉ có lác đác vài Tộc Di đưa quân đến cho có lệ, kẻ đem quân nhiều nhất đến lại là Kiều Thạc với gần vạn quân Kiều gia và người Thái.

Chính vì tình thế hơi quỷ dị này mà Cao Thăng Thái không dám tiến quân đánh Bình Tây Quan của Ngô Khảo Tích. — QUẢNG CÁO —

Đây rõ là một cơ hội nhưng Ký không biết phải lựa chọn ra sao. Đánh thì dở mà không đán thì tiếc.

 

Hiện tại MOMO đang gặp 1 số lỗi, nếu sau 30p-1h nạp vẫn chưa có xu, các bạn vui lòng liên hệ fanpage, gởi ảnh chuyển tiền, copy mã giao dịch, copy username để kiểm tra và xử lí nhé!

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương